Chi Tiết Sản Phẩm
Giá đá hoa cương tím sa mạc
Dùng đá hoa cương tự nhiên hay đá nhân tạo trong xây dựng tiện hơn?
Câu hỏi này có lẽ cũng là lời thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi lựa chọn những vật liệu thật sự hữu ích cho thiết kế nội thất gia đình. Dù là đá nhân tạo hay tự nhiên thì chúng đều có đặc điểm giống nhau đó là có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, trong xây dựng đá hoa cương nhân tạo được ưa chuộng và tiện lợi hơn.
- Đá nhân tạo – sự lựa chọn tối ưu cho kiến trúc hiện đại
Vì có nguồn gốc và thành phần khác nhau nên đá tự nhiên và đá nhân tạo có những đặc điểm khác nhau.
Đá tự nhiên được hình thành từ những biến đổi sâu trong lòng đất, dưới sức ép của trái đất và nhiệt độ cao nên các tinh thể đá gắn kết lại , nhờ được thời gian tô giũa, chúng mang vẻ đẹp hết sức tự nhiên. Trong khi đó, đá hoa cương nhân tạo do chính bàn tay con người tạo ra xuất phát từ các nhu cầu của thị trường bằng hỗn hợp gồm đá tự nhiên, keo và các chất phụ gia khác. Chính vì thế, chúng không những có độ cứng cao, độ bền tốt, ít thấm nước, có thể chịu xước và mài mòn mà còn có nhiều màu sắc, hoa văn và nhiều kiểu dáng đa dạng.
Hơn nữa, bề mặt đá hoa cương nhân tạo cao cấp chống trầy xước, chống bám bẩn, với kết cấu đặc nên chống thấm nước, là vật liệu trơ và không độc hại vì đã được trải qua các quá trình xử lý chất phóng xạ tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của chúng là có khả năng uốn cong, thuận lợi cho những kiến trúc và không hạn chế ý tưởng. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo, thiết kế mà chúng hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Đá nhân tạo thường được dùng để thiết kế những chi tiết, họa tiết phức tạp hoặc làm bàn bếp, bàn ăn, ốp cầu thang hay bàn rửa bát,…
- Các phương pháp tạo ra đá nhân tạo
Thông thường, có 3 cách thức để sản xuất ra đá hoa cương nhân tạo cho những đặc tính khác nhau.
- Cách 1: Dạng đá ép sống.
Với phương pháp này, người ta dùng bột đá thông qua các phản ứng hóa học để ép lại thành các khối đá nhân tạo. Những khối đá loại này thường có màu sắc đẹp mắt và đa dạng, thích hợp trong các thiết kế nội thất như nền, quầy, toilet hay trang trí tường,…
- Cách 2: Dạng ép chín.
Nghĩa là nhờ việc thực hiện các phản ứng hóa học và nung ở nhiệt độ cao mà từ các bột đá đã tạo thành những khối đá nhân tạo. Loại này thường rất cứng , có khả năng chịu những điều kiện thay đổi tốt hơn và bền màu hơn. Người ta thường ứng dụng chúng trong cả nội thất và ngoại thất.
- Cách 3: Dạng ép chín cùng mảnh kính vỡ.
Các khối đá được tạo ra nhờ phương pháp này thường là những phiến đá hoa cương nhân tạo cao cấp. Bột đá cùng với những mảnh kính vỡ được nghiền nhỏ sau đó được nung ở nhiệt độ cao tạo nên độ kết dính tốt, không trầy xước, không cong vênh. Loại này có độ dày 2cm và có các đặc tính tối ưu nhất trên thị trường hiện nay.
Đá hoa cương nhân tạo được nhiều người ưa chuộng hơn đá tự nhiên vì các đặc tính cũng như sự tiện lợi của chúng trong xây dựng. Tuy nhiên, mỗi loại đá đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, bạn cần tìm hiểu kĩ và lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
2 Loại đá hoa cương cao cấp nhất hiện nay
Về nguồn gốc, đá hoa cương được phân thành hai nhóm đá chính là đá tự nhiên và đá nhân tạo. Đa phần các sản phẩm đá hoa cương cao cấp đều thuộc nhóm đá tự nhiên hình thành từ hàng trăm triệu năm trong lớp vỏ trái đất. 2 loại đá hoa cương cao cấp nhất hiện nay:
Đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch có tên tiếng anh là đá marble. Đây là loại đá tự nhiên có cấu tạo không bị phấn phiến. Đá cẩm thạch có nguồn gốc hình thành từ quá trình biến chất của đá vôi. Thành phần cấu tạo chính của đá cẩm thạch chiếm tỷ lệ nhiều nhất là canxit ở dạng kết tinh của cacbonat canxi (CaCO3).
Cũng như các loại đá tự nhiên khác, đá cẩm thạch có độ bền cứng cao. Nhưng nếu so với đá granit thì độ cứng của đá cẩm thạch kém hơn. Tuy nhiên, thay vào đó, đá cẩm thạch có các kiểu vân đá tự nhiên rất sống động và đẹp mắt. Đá cẩm thạch là luôn nằm trong top dẫn đầu những loại đá hoa cương cao cấp có màu sắc và vấn đá đẹp nhất.
Chính bởi các ưu điểm này mà đá cẩm thạch thường dùng làm vật liệu trong chế tác và trang trí nội thất các công trình như khách sạn, nhà hàng, biệt thự, nhà ở, căn hộ… Trên thị trường hiện nay, đá cẩm thạch là một trong các dòng đá cao cấp nhất, với giá thành khá đắt cho các sản phẩm đá cẩm thạch tự nhiên đẹp và ngoại nhập. Một số dòng đá cẩm thạch thời thượng như: đá cẩm thạch trắng Carara (Italy), đá cẩm thạch Kream Marfil (Tây Ban Nha), đá cẩm thạch Dark Emperado (Tây Ban Nha), đá cẩm thạch vàng (Ai Cập), đá cẩm thạch Light Emperado (Thổ Nhĩ Kỳ)…
Đá granit
Người ta thường dùng cụm từ “đá hoa cương” để chỉ chung cho các loại đá dùng trong xây dựng. Nhưng thật sự cụm từ “đá hoa cương” là tên tiếng Việt của đá granit. Đây là dòng đá tự nhiên cao cấp chỉ đứng sau đá cẩm thạch.
Đá hoa cương cao cấp granit có quá trình hình thành song hành cùng quá trình hình thành vỏ trái đất. Đá là một dạng biến chất từ macma lỏng trong lòng đất phun trào. Đến khi gặp không khí, đá nguội dần có độ bền cứng gần như tương tự kim cương. Với độ cứng như thế, đá granit được xem là loại đá cứng nhất, chỉ có thể cắt bằng lưỡi dao kim cương. Độ cứng của đá rất phù hợp để chọn làm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất như ốp sàn nhà, làm cột, ốp mặt tiền, làm mặt bàn…
Cấu tạo của đá granit không có khe rộng, các tinh thể liên kết chặt chẻ vơi nhau. Thành phần chính của đá granit bao gồm feldspar, quartz, mica… Tỷ lệ giữa các thành phần sẽ quyết định tính chất và màu sắc của đá. Các dòng sản phẩm đá granit thịnh hành nhất như: đá granit kim sa (Ấn Độ), đá granit xà cừ (Na Uy), đá granit tím (Mông Cổ), đá granit đen Phú Yên (Việt Nam)…
Ngoài hai loại đến trên, còn có một số loại đá hoa cương cao cấp khác cũng đang được ưa chuộng như dòng ngọc thạch, sa thạch, thạch anh… Các loại đá đều có kết cấu, độ bền cứng và vẻ đẹp thẩm mỹ khác nhau.